Trang Chính
Wikipedia tiếng Việt
The Beautician and the Beast (tạm dịch: Giáo viên dạy làm đẹp và quái thú) là một bộ phim hài lãng mạn của Mỹ năm 1997 do Ken Kwapis đạo diễn và Todd Graff viết kịch bản, với sự tham gia diễn xuất của Fran Drescher, Timothy Dalton, Lisa Jakub, Ian McNeice và Patrick Malahide. Phim kể câu chuyện về một giáo viên dạy làm đẹp ở Thành phố New York (Fran Drescher) do bị hiểu nhầm thành giáo viên khoa học nên đã được nhà độc tài của một quốc gia hư cấu ở Đông Âu (Timothy Dalton) thuê về dạy kèm cho bốn đứa con của mình. Với chủ đề đi sâu vào sự khác biệt về văn hóa, bộ phim lấy cảm hứng từ nhiều tác phẩm khác nhau như Người đẹp và quái thú, The King and I, Evita và The Sound of Music. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Lớp thiết giáp hạm Yamato · Tinh vân Con Cua · Tòa nhà Quốc hội Việt Nam
Đào Melba là món tráng miệng gồm đào tươi, kem vani và dâu tây (hoặc mâm xôi) còn được gọi là "xốt melba" hoặc "kem trái đào". Công thức món ăn này được nhà cải cách và hệ thống hóa ẩm thực Pháp Auguste Escoffier sáng tạo ra để vinh danh ca sĩ opera người Úc Nellie Melba. Thông tin chi tiết về việc món Đào Melba được sinh ra như thế nào vẫn còn mang tính chất giai thoại, ngay cả lời kể của Escoffier và Melba cũng khác nhau. Ngoài Đào Melba, Escoffier còn có những món khác gắn liền với tên tuổi và sự nghiệp Melba như Pêches au cygne (đào trên thiên nga) lấy cảm hứng và mô phỏng theo vở Lohengrin, hay như Poires Melba (Lê Melba), Fraises Melba (Dâu Melba), rồi đến Croûte en dentelle hay Bánh mì nướng Melba có trang trí cà chua bên trên. Đào Melba chỉ gồm vài nguyên liệu dễ kiếm và dễ chế biến. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Chiến tranh Việt–Chiêm (1367–1396) · Tòa nhà Robot · Trận Seoul lần thứ ba
Các loài chim ở Thái Lan bao gồm 1095 loài tính đến năm 2021. Trong số đó, 7 loài đã được con người du nhập và 8 loài đã bị tuyệt chủng cục bộ. Các loài chim ở Thái Lan chủ yếu là các loài thuộc vùng sinh thái Indomalaya có mối quan hệ với tiểu lục địa Ấn Độ phía tây, trong đó đặc biệt là khu vực miền Nam Thái Lan có hệ động vật vùng Sundaland ở phía đông nam. Các ngọn núi phía bắc là phần tách ngoài của Cao nguyên Tây Tạng với nhiều loài chim núi và vào mùa đông, hệ chim của vùng được tăng thêm bởi những loài di cư từ phía đông Cổ Bắc giới và Himalaya. Môi trường sống của Thái Lan tiếp giáp với các quốc gia láng giềng, là lí do giải thích vì sao số lượng các loài đặc hữu thấp. [ Đọc tiếp ]
Mới chọn: Tập phim Clannad · Sự nghiệp diễn xuất của Emily Blunt · 72 nhân vật được ghi tên trên tháp Eiffel
Lưu trữ tại Georges Labit Museum, Toulouse, Pháp
- …các căn phòng của Khách sạn Treehotel đều được xây dựng trên cây (hình)?
- …bài hát "Chiếc đèn ông sao" của nhạc sĩ Phạm Tuyên từng được in trong một cuốn sách giáo khoa tiếng Đức?
- …Vanita Jagdeo Borade được công nhận là "Người phụ nữ rắn" vì đã giải cứu hơn 50.000 con rắn?
- …từ "quan chức khỏa thân" dùng để ám chỉ những quan chức cấp cao của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở lại Trung Quốc đại lục nhưng gia đình họ đều sống tại nước ngoài?
Từ những bài viết mới của Wikipedia
17 tháng 5: Ngày Thông tin Xã hội Quốc tế; ngày Giải phóng tại CHDC Congo; ngày Hiến pháp tại Nauru và Na Uy.
- 528 – Thảm sát Hà Âm: Sau khi chiếm Lạc Dương, Nhĩ Chu Vinh hạ lệnh sát hại Hồ thái hậu, hoàng đế Nguyên Chiêu và hàng nghìn quan lại của Bắc Ngụy.
- 1869 – Chiến tranh Boshin: Quân triều đình đánh bại dư đảng của Mạc phủ Tokugawa trong trận Hakodate (hình) tại Hokkaido.
- 1997 – Laurent-Desire Kabila xưng là tổng thống, đình chỉ Hiến pháp, đổi quốc hiệu từ Zaire sang CHDC Congo, tiến vào thủ đô Kinshasa.
- 2014 – Một máy bay An-74 của Quân đội Lào gặp nạn tại tỉnh Xiengkhuang, khiến 17 người thiệt mạng, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng An ninh Lào.
Wikipedia là dự án bách khoa toàn thư mở, đa ngôn ngữ mà mọi người đều có thể tham gia đóng góp. Mục tiêu của Wikipedia là xây dựng một bách khoa toàn thư hoàn chỉnh, chính xác và trung lập.
Sự phát triển của Wikipedia tiếng Việt phụ thuộc vào sự tham gia của bạn. Dù là tạo một bài mới, thêm nội dung, sửa lỗi chính tả hay bổ sung hình ảnh minh họa, thì bạn cũng đã góp phần xây dựng để Wikipedia tiếng Việt ngày một phát triển.

Đây là Wikipedia phiên bản tiếng Việt. Hiện nay, Wikipedia còn có nhiều phiên bản ngôn ngữ khác, dưới đây là các phiên bản ngôn ngữ lớn nhất.
- Ba Tư (فارسی)
- Basque (Euskara)
- Bulgaria (Български)
- Catalunya (Català)
- Đan Mạch (Dansk)
- Hàn (한국어)
- Hebrew (עברית)
- Hungary (Magyar)
- Indonesia (Bahasa Indonesia)
- Malaysia (Bahasa Melayu)
- Mân Nam (Bân-lâm-gú)
- Na Uy (Bokmål)
- Phần Lan (Suomi)
- Quốc tế ngữ (Esperanto)
- România (Română)
- Séc (Česky)
- Serbia (Српск)
- Serbia-Croatia (Srpskohrvatski)
- Thổ Nhĩ Kỳ (Türkçe)
- Anh đơn giản (Simple English)
- Albania (Shqip)
- Asturias (Asturianu)
- Bosnia (Bosanski)
- Croatia (Hrvatski)
- Estonia (Eesti)
- Galicia (Galego)
- Hy Lạp (Ελληνικά)
- Latvia (Latviešu)
- Litva (Lietuvių)
- Macedonia (Македонски)
- Malayalam (മലയാളം)
- Na Uy (Nynorsk)
- Slovak (Slovenčina)
- Slovenia (Slovenščina)
- Thái (ไทย)

Wikipedia trực thuộc Wikimedia Foundation, một tổ chức phi lợi nhuận cũng đồng thời điều hành nhiều dự án khác. Các dự án này hoặc là đa ngôn ngữ hoặc đã có phiên bản tiếng Việt.
Wikibooks Tủ sách giáo khoa mở
Wikinews Beta Nguồn tin tức mở
Wikiquote Bộ sưu tập danh ngôn
Wikisource Văn thư lưu trữ mở
Wiktionary Từ điển mở
Wikivoyage Cẩm nang du lịch mở
Commons Kho tư liệu chung
Wikispecies Danh mục các loài
Wikiversity Beta Học liệu mở
Wikidata Cơ sở kiến thức chung
MediaWiki Phần mềm wiki
Meta-Wiki Cộng đồng Wikimedia